I. Thiên Can- Địa Chi
Số của Hà đồ hình 1.3: Các số 1, 3, 5, 7, 9 là Dương số hay Thiên số, nên số 5 là số trung bình hay số giữa của các Dương số trong Hà đồ. Người ta lấy số 5 đó gấp đôi để bao hàm cả âm lẫn dương, tạo ra 10 Thiên Can.
Tương tự, số 6 là số ở giữa của các Âm số hay Địa số trong Hà đồ (2, 4, 6, 8, 10), nhân đôi lên tạo ra 12 Địa Chi.
Âm dương có phép tịnh âm tịnh dương thì Thiên can âm đi với Địa chi âm, Thiên can dương đi với Địa chi dương tạo thành vòng Lục Thập Hoa Giáp. Năm Giáp Tý khởi đầu một chu (vòng), vì trời lấy sự luân chuyển của khí làm chính (Giáp thuộc Mộc, Phong sinh Mộc), mọi vật ở đất đều cần nước (Tý thuộc Thủy, Thủy lại được sinh ra thứ nhất).
Muốn trở lại năm cùng Can và Chi cũ phải đi hết 1 chu tức 60 năm, nghĩa là Can phải chuyển vận hết 6 lần chu trình của nó và Chi phải chuyển vận hết 5 lần chu trình của nó. Ở đây ta lại thấy số 6, số 5 và Thiên Can trải qua 6 (số Đất) chu trình của nó, Địa Chi trải qua 5 (số Trời) chu trình của nó.
1. Thiên Can (gọi tắt là Can)
Trong mối quan hệ Thiên- Địa- Nhân thì yếu tố “Thiên” rất được coi trọng và có tác động rất lớn đối với con người và trái đất. Chính vì vậy mà Thiên Can có tác động rất lớn đối với mỗi chúng ta.
Tất cả có 10 Can đó là: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý. Trong đó có 5 Can âm và 5 Can dương.
Mười Can đều có mối quan hệ tương sinh tương khắc lẫn nhau cũng như mỗi Thiên Can được quy định âm dương, ngũ Hành, phương vị, các mùa khác nhau.
Hợp hóa- xung của các Can: Các Can hợp từng đôi một theo 2 chiều thuận nghịch và xung đôi 1 theo 1 chiều như ở bảng 1.6.
Theo bảng 1.6 ta hiểu Giáp hợp Kỷ và ngược lại Kỷ hợp Giáp. Ất hợp Canh và ngược lại Canh hợp Ất... Giáp xung Mậu nhưng Mậu không xung Giáp. Ất xung Kỷ nhưng Kỷ không xung Giáp.
Bảng - Thiên Can tương phối
Tương phối Can |
Âm Dương |
Ngũ Hành |
Phương vị |
Bốn Mùa |
Giáp |
+ |
Mộc |
Đông |
Xuân |
Ất |
- |
Mộc |
Đông |
Xuân |
Bính |
+ |
Hỏa |
Nam |
Hạ |
Đinh |
- |
Hỏa |
Nam |
Hạ |
Mậu |
+ |
Thổ |
Trung Cung |
Trưởng Hạ |
Kỷ |
- |
Thổ |
Trung Cung |
Trưởng Hạ |
Canh |
+ |
Kim |
Tây |
Thu |
Tân |
- |
Kim |
Tây |
Thu |
Nhâm |
+ |
Thủy |
Bắc |
Đông |
Quý |
- |
Thủy |
Bắc |
Đông |
Bảng - Thiên Can Hợp hóa, Xung
Hợp can – hai chiều |
Xung Can – một chiều |
- Giáp hợp Kỷ hóa Thổ - Ất hợp Canh hóa Kim - Bính hợp Tân hóa Thủy - Đinh hợp Nhâm hóa Mộc - Mậu hợp Quý hóa Hỏa |
- Giáp xung Mậu - Ất xung Kỷ - Bính xung Canh - Đinh xung Tân - Mậu xung Nhâm -Kỷ xung Quý - Canh xung Giáp - Tân xung Ất - Nhâm xung Bính - Quý xung Đinh |
2. Địa Chi (gọi tắt là Chi)
Tất cả có 12 Chi đó là: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Trong đó có 6 Chi âm và 6 Chi dương.
Mười hai Chi đều được quy định Âm Dương, Ngũ Hành, Phương vị, tạng phủ và các mùa khác nhau như ở bảng 1.3, cụ thể:
Các Chi Dần Mão mang hành Mộc thuộc phương Đông; Tị Ngọ mang hành Hỏa thuộc phương Nam; Thân Dậu mang hành Kim thuộc phương Tây; Hợi Tý mang hành Thủy thuộc phương Bắc; Riêng các Chi Thìn, Tuất, Sửu, Mùi mang hành Thổ thuộc các phương tương ứng là Đông nam, Tây nam, Tây bắc và Đông bắc. Các Chi Dần Mão thuộc mùa Xuân, …
Mười hai Chi đều có mối quan hệ Hợp, Xung, Hình, Hại cũng như mỗi Địa Chi được quy định âm dương, ngũ hành, phương vị, các mùa khác nhau.
Bảng - Địa Chi tương phối Ngũ Hành, Phương vị, tạng phủ, Bốn mùa
Tên Chi |
Con vật |
Âm Dương |
Ngũ Hành |
Phương vị |
Bốn mùa |
Tạng phủ |
Tý |
Chuột |
+ |
Thủy |
Bắc |
Đông |
Bàng quang |
Sửu |
Trâu |
- |
Thổ |
Đông bắc |
Đông |
Lá lách |
Dần |
Hổ |
+ |
Mộc |
Đông |
Xuân |
Mật |
Mão |
Mèo |
- |
Mộc |
Đông |
Xuân |
Gan |
Thìn |
Rồng |
+ |
Thổ |
Đông nam |
Xuân |
Dạ dày |
Tị |
Rắn |
- |
Hỏa |
Nam |
Hạ |
Tim |
Ngọ |
Ngựa |
+ |
Hỏa |
Nam |
Hạ |
Ruột non |
Mùi |
Dê |
- |
Thổ |
Tây nam |
Hạ |
Lá lách |
Thân |
Khỉ |
+ |
Kim |
Tây |
Thu |
Ruột già |
Dậu |
Gà |
- |
Kim |
Tây |
Thu |
Phổi |
Tuất |
Chó |
+ |
Thổ |
Tây bắc |
Thu |
Dạ dày |
Hợi |
Lợn |
- |
Thủy |
Bắc |
Đông |
Thận |
3. Can Chi và Quy Luật Của Thời Gian
- Can Chi được ghép theo nguyên tắc Can Dương gép với Chi Dương. Ví dụ: Giáp tý, Bính Dần, Mậu Thìn; Can Âm ghép với Chi Âm, ví dụ: Ất Sửu, Đinh Mão, Kỷ Ty....
- Can Chi của năm: Theo người xưa quy định thì Can Chi của năm được bắt đầu từ năm Giáp Tý đầu tiên của kỷ nguyên Can Chi, tính theo vòng 60 Giáp Tý (Lục thập Hoa Giáp) thì đến nay là vòng thứ 79 (từ 1864 đến 2043). Muốn tìm Can Chi năm thì cần phải tra lịch vạn niên.
- Can Chi của tháng: Lấy tháng Giêng của năm là Chi Dần, tiếp theo tháng hai là Chi Mão, tháng 3 là Chi Thìn,... Tháng chạp là Chi Tý. Dùng luật Ngũ Hổ độn: Áp dụng để tính Thiên Can cho tháng Giêng hàng năm.
Bảng - Luật Ngũ Hổ độn
Năm |
Can tháng Giêng |
Giáp- Kỷ |
Bính |
Ất- Canh |
Mậu |
Bính- Tân |
Canh |
Đinh- Nhâm |
Nhâm |
Mậu- Quý |
Giáp |
- Can Chi của ngày: Can Chi của ngày bắt đầu từ ngày Giáp Tý của tháng Giáp Tý của năm Giáp Tý khởi Đầu và theo vòng của 60 ngày của vòng Giáp Tý (Lục thập hoa giáp) liên tục cho tới ngày ngay. Tốt nhất, muốn tìm Can Chi của ngày cần phải tra trong Lịch vạn nên.
- Can Chi của Giờ: Giờ đầu tiên của ngày là Giờ Tý (23- 1 giờ), tiếp theo là giờ Sửu (1- 3 giờ), Dần (3- 5 giờ),...giờ Hợi (21- 23 giờ). Dùng luật Ngũ Tý: Áp dụng để tính Thiên Can cho giờ Tý hàng ngày.
Bảng - Luật Ngũ Tý
Ngày |
Can Giờ Tý |
Giáp- Kỷ |
Giáp |
Ất- Canh |
Bính |
Bính- Tân |
Mậu |
Đinh- Nhâm |
Canh |
Mậu- Quý |
Nhâm |
II. Phương Pháp Lập Quẻ Mai Hoa
Thiệu Ung dùng phương pháp lấy số của năm, tháng, ngày, giờ rồi nhân, chia, cộng, trừ để đưa vào Bát quái, lập ra tượng quẻ, tìm ra hào động. Sau đó sắp xếp Âm Dương, Ngũ Hành của Bát quái, dùng phương pháp sinh khắc của quẻ Thể và quẻ Dụng để phán đoán cát hung. Ông phát minh ra phương pháp này đối với hậu thế có một ảnh hưởng vô cùng to lớn. Phương pháp này khắc phục được tính hạn chế về không gian của chiêm bốc về đồng tiền. Vì chiêm bốc bằng đồng tiền đòi hỏi người muốn đoán phải tự mình đến lắc gieo quẻ mới thể hiện được thông tin cần dự đoán. Còn phương pháp này chỉ cần biết được chính xác thời gian phát sinh sự việc hoặc thời gian dự kiến sẽ tiến hành việc đó trong tương lai là có thể lập quẻ để dự đoán mà thông tin nhận được vẫn rất chính xác.
2.1 Phương Pháp Lập Quẻ Dịch theo năm tháng ngày giờ
2.1.1 Ngũ hành 12 Địa Chi
12 Địa chi gồm: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Chúng ta cần thuộc lòng 12 Địa Chi.
Bảng - Ngũ Hành của 12 Địa Chi
Tên Địa Chi |
Thuộc Ngũ hành |
Dần – Mão |
Mộc |
Tị - Ngọ |
Hỏa |
Thân - Dậu |
Kim |
Tý - Hợi |
Thủy |
Thìn - Tuất - Sửu – Mùi |
Thổ |
2.1.2 Xác định số cho thời gian
· Giờ:
Giờ Tý ứng với số 1
Giờ Sửu................ 2
...
Giờ Hợi................ 12
Bảng - Mười hai Chi phối với mười hai giờ
Giờ |
Tý |
Sửu |
Dần |
Mão |
Thìn |
Tị |
Ngọ |
Mùi |
Thân |
Dậu |
Tuất |
Hợi |
Thời gian |
23-1 |
1-3 |
3-5 |
5-7 |
7-9 |
9-11 |
11-13 |
13-15 |
15-17 |
17-19 |
19- 21 |
21- 23 |
· Ngày Âm lịch (tính theo lịch mặt trăng- Âm lịch):
Ngày mồng 1 là số 1
Ngày mồng 2 là số 2
...
Ngày 30 là số 30.
· Tháng Âm lịch (tính theo lịch mặt trăng- Âm lịch):
Tháng Giêng(Dần) ứng với số 1
Tháng Hai (Mão).................... 2
...
Tháng Chạp (Sửu).................. 12.
· Năm Âm lịch (tính theo lịch mặt trăng- Âm lịch):
Năm Tý ứng với số 1
Năm Sửu................ 2
...
Năm Hợi............... 12.
Chú ý: Riêng trường hợp lập quẻ Dịch xem vận hạn cuộc đời của mỗi người thì lấy Giờ, Ngày, Tháng, Năm sinh Âm lịch của người đó (tính theo lịch mặt trăng- Âm lịch). Trong đó Năm sinh, lấy Mã số hóa tương ứng theoThiên Can của năm sinh, mà không lấy Mã số hóa theo Địa Chi của năm sinh và sẽ được minh họa cụ thể ở chương “Xem vận mệnh cuộc đời”. Các số tương ứng của Thiên Can năm sinh, quy ước như sau:
Bảng - Mã hóa Thiên Can theo số
Can năm sinh |
Giáp |
Ất |
Bính |
Đinh |
Mậu |
Kỷ |
Canh |
Tân |
Nhâm |
Quý |
Tương ứng số |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
2.1.3. Mã số hóa 8 quẻ đơn
Thứ tự 8 quẻ đơn, được tính theo Tiên Thiên bát Quái.
Bảng - Mã số hóa các quẻ đơn theo số dư tính toán
8 quẻ TTBQ |
Mã hóa số dư |
8 quẻ TTBQ |
Mã hóa số dư |
Càn ☰ |
Là số 1 |
Tốn ☴ |
.......... 5 |
Đoài ☱ |
......... 2 |
Khảm ☵ |
.......... 6 |
Ly ☲ |
......... 3 |
Cấn ☶ |
.......... 7 |
Chấn ☳ |
......... 4 |
Khôn ☷ |
.......... 8 |
2.1.4. Tính toán lập quẻ theo thời gian (năm, tháng, ngày, giờ)
a) Lập quẻ Chủ
Quẻ Chủ là quẻ lập ban đầu, biểu thị công việc ở giai đoạn đầu.
Tìm quẻ Thượng (Thượng quái):
Lấy tổng A= các số của (Ngày + Tháng + Năm)/ chia cho 8, được số dư tra bảng “Mã hóa các quẻ đơn theo số dư tính toán ” để tìm ra quẻ Thượng (Thượng quái).
Khi không có số Dư (chia hết) thì lấy số dư là 8 thuộc quẻ Khôn.
Tìm quẻ Hạ (Hạ quái):
Lấy tổng B= các con số của (Giờ + Ngày + Tháng + Năm)/ chia cho 8, được số dư tra bảng, để tìm ra quẻ Hạ (Hạ quái).
Khi không có số dư (chia hết) thì lấy số dư là 8 thuộc quẻ Khôn.
Lập trùng quái Chủ (trùng quái Bát thuần):
Có 8 quẻ đơn: Càn, Đoài, Ly, Chấn, Tốn, Khảm, Cấn, Khôn. Biểu tượng của 8 quẻ đơn này được thể hiện ở bảng trên. Tám quẻ đơn này cùng với số tương ứng của nó được dùng để lập một trùng quái. Trùng quái Chủ (quẻ Chủ) được lập bằng cách lấy trực tiếp các tượng quẻ đơn của Thượng quái (quẻ Thượng) đặt trên tượng quẻ đơn của Hạ quái (quẻ Hạ) với nhau để được một trùng quái (quẻ kép).
b) Lập quẻ Biến
Quẻ Biến là do quẻ Chủ có hào động biến mà thành, biểu thị công việc ở giai đoạn cuối.
Xác định hào Động biến:
Lấy tổng B= các con số của (Giờ + Ngày + Tháng + Năm)/ chia cho 6, được số dư chính là hào động biến.
Khi không có số dư (chia hết) thì lấy hào 6 là hào động biến.
Khi lập quẻ Chủ và tìm được hào động biến xong thì ta biến hào động của quẻ Chủ, để lập quẻ Biến, sẽ xảy ra hai trường hợp, nếu:
· Nếu hào Động biến là Dương (——) thì biến sang là hào Âm (— —)
· Nếu hào Động biếnlà Âm (— —) thì biến sang là hàoDương (——)
c) Lập quẻ Hỗ
Quẻ Hỗ là quẻ được lập từ việc lựa chọn các hào trong quẻ Chủ theo một nguyên tắc quy định. Quẻ Hỗ biểu thị thời khắc của công việc ở giai đoạn giữa.
Bảng - Cách lập quẻ Hỗ
Lấy hào 3, 4, 5 của quẻ Chủ (tính từ dưới lên) lập thành quẻ Thượng “Thượng quái”. Lấy hào 2, 3, 4 của quẻ Chủ (tính từ dưới lên) lập thành quẻ Hạ “Hạ quái”. |
Ví dụ: Lập quẻ Chủ, quẻ Hỗ và quẻ Biến. Lập trùng quái cho một ngày có Nhật khóa là: Giờ Tị / ngày 14 Nhâm Dần / tháng 4 Quý Tị / năm Bính Thân 2016 ÂL.
Ta xác định Nhật khóa của tứ trụ, quy ra số:
Giờ Tị = 6. Ngày = 14. Tháng = 4. Năm Thân = 9.
Căn cứ vào trình tự các bước lập quẻ Dịch trên, ta làm như sau:
Lập quẻ Chủ
Tìm quẻ Thượng (Thượng quái):
- Lấy tổng A = 14+4+9 = 27 ta chia cho 8 = 3 dư 3. Lấy số dư là 3, ta tra bảng 2.5 “Mã hóa các quẻ theo số” ở trên, thì số dư là 3 thuộc quẻ Ly ☲ Là quẻ Thượng.
Tìm quẻ Hạ (Hạ quái):
- Lấy tổng B = 6 + (14+4+9) = 27+6 = 33 ta chia cho 8 = 4 dư 1. Lấy số dư là 1, ta tra bảng 2.5, thì số dư là 1 thuộc quẻ Càn ☰ Là quẻ Hạ.
- Lập quẻ Chủ: Thượng quái) / trên Hạ quái.
Hỏa thiên Đại hữu
☲ Thượng quái
☰ Hạ quái
Lập quẻ Biến
- Lấy tổng B = 33 ta chia cho 6 = 5 dư 3. Vậy số dư là 3, nên quẻ Chủ (Gốc) động hào 3 (từ Hạ quái lên Thượng quái, tức tính từ dưới lên).
- Hào 3 của quẻ Chủ (Đại hữu) là hào thuộc dương động biến sang âm của quẻ Biến, ta lập được quẻ Biến.
Hỏa trạch Khuê
☲ Thượng quái
☱ Hạ quái
Lập quẻ Hỗ
Quẻ chủ là quẻ Hỏa thiên Đại hữu, ta lần lượt lấy từng hào như sau, để lập quẻ Hỗ:
- Lấy hào 3, 4, 5 của quẻ Chủ (tính từ dưới lên) lập thành quẻ Thượng “Thượng quái”.
- Lấy hào 2, 3, 4 của quẻ Chủ (tính từ dưới lên) lập thành quẻ Hạ “Hạ quái”.
Theo nguyên tắc trên ta có quẻ Chủ và quẻ Hỗ như sau:
Quẻ Chủ Quẻ Hỗ
Hỏa thiên Đại hữu Trạch thiên Quải
☲ ☱
☰ ☰
- Lần lượt các quẻ là: Quẻ Chủ Quẻ Hỗ Quẻ Biến
Đại hữu Quải Khuê
☲ ☱ ☲
☰ ☰ ☱
2.2 Phương Pháp Lập Quẻ Dịch Gia số
Phương pháp lập quẻ theo thời gian âm lịch trên là trong 120 phút, đều có chung một quẻ Dịch. Nhưng trong thực tế nhiều khi cùng một giờ có nhiều người đến hỏi quẻ, không thể lấy cùng một tượng quẻ để đoán cho nhiều việc, hoặc có nhiều người đoán cùng một việc thì cũng không thể dùng một tượng quẻ để đoán cho những người khác nhau. Vì vậy, khi ta cần theo dõi hoặc nói Dịch cho nhiều người cùng lúc hoặc sự việc mà diễn tiến mau, thay đổi nhiều, cần biết từng tình tiết sâu sát hơn thì quẻ cần cộng thêm Gia số. Không những giờ, ngày, tháng, năm cất nhà có thể cộng thêm Gia số của họ để bố quẻ, mà những chuyện tang ma, cưới gả, thành niên đều có thể cộng thêm Gia số họ (lấy số chữ và dấu của họ). Lễ thành niên, tang ma thêm một họ là đủ rồi. Chuyện hôn nhân của hai nhà, nên phải cộng thêm hai họ mới được. Những người ở miền sơn cước biên ải xa xôi hẻo lánh hoang dã, không có họ thì lấy Gia số tên (lấy số chữ và dấu của tên). Nếu lại không biết chữ để phân biệt được số nét của tên nữa thì kể từng tiếng đọc thanh âm hoặc nơi ở v.v... để cộng thêm số, tùy theo từng trường hợp.
Tìm quẻ Thượng (Thượng quái):
Lấy tổng A= các số của (Ngày + Tháng + Năm)+ Gia số/ chia cho 8, được số dư tra bảng 2.5 “Mã hóa các quẻ đơn theo số dư tính toán ” để tìm ra quẻ Thượng (Thượng quái).
Khi không có số Dư (chia hết) thì lấy số dư là 8 thuộc quẻ Khôn.
Tìm quẻ Hạ (Hạ quái):
Lấy tổng B= các con số của (Giờ + Ngày + Tháng + Năm)+ Gia số/ chia cho 8, được số dư tra bảng 2.5, để tìm ra quẻ Hạ (Hạ quái).
Khi không có số dư (chia hết) thì lấy số dư là 8 thuộc quẻ Khôn.
Xác định hào Động biến:
Lấy tổng B= các con số của (Giờ + Ngày + Tháng + Năm)+ Gia số/ chia cho 6, được số dư chính là hào động biến.
Khi không có số dư (chia hết) thì lấy hào 6 là hào động biến.
Các bước sau làm tương tự như mục 2.1.1.1.
Ví dụ 1: Giờ Tị / ngày 14 Nhâm Dần / tháng 4 Quý Tị / năm Bính Thân 2016 ÂL, có người hỏi giải đặc biệt Xổ số kiến miền Bắc, hôm nay có về 93681 không ?
- Tìm quái Thượng: Lấy tổng A = 14+4+9+ 93681= 93780/8= 11713 dư 4, số dư là 4 thuộc quẻ Chấn, là quẻ Thượng.
- Tìm quái Hạ: Lấy tổng B = 93681+ (6+14+4+9) = 93681 + 33= 93714/8= 11714 dư 2, số dư là 2 thuộc quẻ Đoài, là quẻ Hạ. Được quẻ Chủ là Lôi Trạch Quy Muội.
- Tìm hào động: B = 93714/ 6= 15619 dư 0, số dư là 0, nên hào 6 động, được quẻ Biến là Hỏa Trạch Khuê. Và được quẻ Hỗ là Thủy Hỏa Ký Tế.
Ví dụ 2: Năm Dần, tháng 12, ngày mồng 1, giờ Ngọ. Có một số người cất nhà, ở cùng xóm, có 3 gia chủ, đến nhờ Tiên sinh cùng một lúc, xin xem quẻ. Như vậy một lúc, có 3 người coi quẻ, đồng một quẻ thì sự cát hung làm sao mà minh biện được cho cả ba người ai riêng phần nấy. Tiên sinh bèn lấy tên họ mà gia số để đoán thấy rất linh nghiệm. Trong ba gia chủ, có một họ Điền 田có 6 nét , một họ Vương 王 có 4 nét và một họ Hàn 韓 có 21 nét rồi Tiên sinh bố quẻ như sau:
GIA CHỦ HỌ VƯƠNG 王
- Tìm quái Thượng: Lấy tổng A = 3+12+1+ 4 (chữ Vương 王 có 4 nét)= 20/8= 2 dư 4, số dư là 4 thuộc quẻ Chấn, là quẻ Thượng.
- Tìm quái Hạ: Lấy tổng B = 7+ (3+12+1+ 4) = 27/8= 3 dư 3, số dư là 3 thuộc quẻ Ly, là quẻ Hạ. Được quẻ Chủ là Lôi Hỏa Phong.
- Tìm hào động: B = 27/ 6= 4 dư 3, nên hào 3 động, được quẻ Biến là Thuần Chấn. Và được quẻ Hỗ là Trạch Phong Đại Quá.
GIA CHỦ HỌ ĐIỀN 田
- Tìm quái Thượng: Lấy tổng A = 3+12+1+ 6 (chữ ĐIỀN 田có 6 nét)= 22/8= 2 dư 6, số dư là 6 thuộc quẻ Khảm, là quẻ Thượng.
- Tìm quái Hạ: Lấy tổng B = 7+ (3+12+1+ 6) = 29/8= 3 dư 5, số dư là 5 thuộc quẻ Tốn, là quẻ Hạ. Được quẻ Chủ là Thủy Phong Tỉnh.
- Tìm hào động: B = 29/ 6= 4 dư 5, nên hào 5 động, được quẻ Biến là Địa Phong Thăng. Và được quẻ Hỗ là Hỏa Trạch Khuê.
GIA CHỦ HỌ HÀN 韓
- Tìm quái Thượng: Lấy tổng A = 3+12+1+ 21 (chữ HÀN 韓có 21 nét)= 37/8= 4 dư 5, số dư là 5 thuộc quẻ Tốn, là quẻ Thượng.
- Tìm quái Hạ: Lấy tổng B = 7+ (3+12+1+ 21) = 44/8= 5 dư 4, số dư là 4 thuộc quẻ Chấn, là quẻ Hạ. Được quẻ Chủ là Phong Lôi Ích.
- Tìm hào động: B = 44/ 6= 7 dư 2, số dư là 2, nên hào 2 động, được quẻ Biến là Phong Trạch Trung Phù. Và được quẻ Hỗ là Sơn Địa Bác.
2.3 Phương Pháp Lập Quẻ Dịch Theo Số Tiếng Động Âm Thanh Nghe Được
Mỗi ngày chúng ta đều nghe thấy vô số âm thanh, nhưng không phải chúng ta nghe thấy bất cứ âm thanh cũng tùy ý mà lấy quẻ được, phải là một loại âm thanh có đầy đủ tính đặc thù nhất định bắt buộc phải lấy quẻ, thì mới lấy quẻ được.
Ví dụ: Đêm khuya nghe thấy có người gõ cửa, người gõ cửa đến để làm gì ? Cần phải nhanh chóng lấy một quẻ, sau đó dựa vào tượng quẻ, tượng hào, nhanh chóng đưa ra sự phán đoán mà trong thời gian trở dậy ra mở cửa là có thể làm xong việc dự đoán và phán đoán.
Phương pháp khởi quẻ theo âm thanh cụ thể như sau:
Tìm quái thượng: Phàm những tiếng nghe được như tiếng đập cửa (tiếng bấm chuông), hay tiếng động vật kêu, tiếng chim hót, tiếng động, tiếng đánh v.v.. Căn cứ vào âm thanh nghe và đếm được (phải lấy số tiếng động mình nghe thấy sớm nhất làm chuẩn), là số bao nhiêu thì lấy số đó làm quẻ Thượng.
Tìm quái Hạ: Số động của quẻ Thượng + số của giờ nghe được )/ chia cho 8, được số dư tra bảng, để tìm ra quẻ Hạ (Hạ quái). Khi không có số dư (chia hết) thì lấy số dư là 8 thuộc quẻ Khôn.
Tìm hào động: Tổng số (tiếng động của quẻ Thượng + giờ lúc gieo quẻ)/ chia cho 6, được số dư chính là hào động biến. Khi không có số dư (chia hết) thì lấy hào 6 là hào động biến.
2.4 Phương Pháp Lập Quẻ Dịch Theo Số Lượng
Hiện nay, chữ số tồn tại ở khắp nơi từ số điện thoại, đến số nhà, số chứng minh thư, số sộ hộ khẩu, ngày tháng năm sinh, cho đến mã số thuế công ty, biển số xe, số seri tiền v.v... Tuy chúng không phải là những số đếm được, nhưng đều là con số, nên cũng có thể chuyển hóa thành số đếm một cách thuận tiện. Như vậy chúng ta có thể mở rộng của phép khởi quẻ theo số lượng có thể ứng dụng với những sự vật không đếm được để tiến hành khởi quẻ theo nguyên tắc nhìn chữ số để lấy quẻ. Nguyên tắc tổng quát là chia đều lấy một nửa là quẻ Thượng, nửa còn lại là quẻ Hạ. Nếu chữ số không bằng nhau thì phần thiếu chữ số hơn là quẻ Thượng, bởi vì có nghĩa “nhẹ và trong là trời”. Phần nhiều hơn một chữ số là quẻ Hạ, lấy từ nghĩa “đục mà lại trong”. Lại lấy tổng số toàn quẻ chia cho 6, số dư là hào động.
Ví dụ 1: Một số điện thoại di động 0961602623, ta bỏ đi ba đầu số của nhà mạng 096 và lấy sau chữ số sau cùng 1602623, rồi chia làm hai cặp (cặp 1 là 160; cặp 2 là 2623). Phương pháp khởi quẻ theo số điện thoại cụ thể như sau:
Tìm quái thượng: Cặp 1 là 160 là quẻ Thượng. Trong đó 160/8= 20 dư 0, số dư là 0 thuộc quẻ Khôn, là quẻ Thượng.
Tìm quái Hạ: Cặp 2 là 2623 là quẻ Thượng. Trong đó 2623/8= 327 dư 7, số dư là 7 thuộc quẻ Cấn, là quẻ Hạ. Được quẻ Chủ là Địa Sơn Khiêm.
Tìm hào động: Tổng số (quẻ Thượng + quẻ Hạ)/ chia cho 6. Trong đó 160+ 2623= 2783/6, số dư là 5, nên hào 5 động, được quẻ Biến là Thủy Sơn Kiển. Và được quẻ Hỗ là Lôi Thủy Giải.
Ví dụ 2: Trên đây là ví dụ không có tham khảo đến yếu tố thời gian. Nếu chúng ta cho thêm Gia số của thời thần (giờ khởi quẻ). Vẫn là ví dụ 1 trên ta còn có thể lấy hai số cuối hoặc bỏ đi đầu số của nhà mạng để lập quẻ, tùy duyên mà lấy quẻ. Cụ thể như sau:
Tìm quái thượng: Cặp 1602623 là quẻ Thượng. Trong đó 1602623/ 8, số dư 7, thuộc quẻ Cấn, là quẻ Thượng.
Tìm quái Hạ: Tổng số (quẻ Thượng+ giờ khởi quẻ)/ chia cho 8. Trong đó 1602623+10= 1602633/8, số dư là 1, là quẻ Càn. Được quẻ Chủ là Sơn Thiên Đại Súc. Và được quẻ Hỗ là Lôi Trạch Quy Muội.
Tìm hào động: Tổng số (quẻ Thượng+ giờ khởi quẻ)/ chia cho 6. Trong đó 1602633/ 6, số dư là 3, nên hào 5 động là quẻ Khảm. Được quẻ Biến là Sơn Phong Cổ.
2.5 Phương Pháp Lập Quẻ Theo Phương Vị
Lấy bản bản thể hiện tượng, sự việc làm quẻ Thượng: Tức là khi thấy con người, động vật, hiện tượng, sự việc mà ta bắt điềm được. Nếu thấy con người, động vật, hiện tượng, hoặc sự việc mà ta bắt điềm đó ứng với quẻ nào “tượng loại Bát quái vạn vật”, thì lấy quẻ đó làm quẻ Thượng.
Phương vị đi đến hoặc xảy ra hiện tượng sự việc mà ta bắt điềm đó là quẻ Hạ. Lưu ý: Lập quẻ thì dùng mô hình theo phương vị Hậu thiên Bát quái. Lấy ta làm trung tâm và tám hướng làm Hậu thiên Bát quái so với phương vị của sự kiện ta đang gặp (sự việc cần chiêm), không cần xác định đúng hướng Đông, Tây, Nam, Bắc: Chỉ cần xác định trước mặt ta là quẻ Ly (hướng Nam), sau lưng ta là quẻ Khảm (Bắc), bên trái ta là quẻ Chấn (Đông), bên phải ta là Đoài (Tây) v.v... . Còn trị số quẻ thì dùng Tiên thiên Bát quái. Lấy số quẻ Thượng cộng với số quẻ Hạ cộng thêm giờ xảy ra hiện tượng sự việc rồi chia cho 6, số dư tìm được thì đó là hào động. Cách khởi quẻ cụ thể như sau:
- Tìm quái Thượng: Lấy bản thể hiện tượng, sự việc.
- Tìm quái Hạ: Phương vị đi đến hoặc phương vị của nơi đang đứng mà xảy ra hiện tượng sự việc ta bắt điềm đó.
- Tìm hào động: Tổng số (quẻ thượng + quẻ Hạ + giờ khởi quẻ)/ chia cho 6, được số dư chính là hào động biến.
Ví dụ: Vào giờ Mão, ngày Kỷ Sửu có một ông già đi từ phương Tốn đến, sắc mặt lo lắng, hỏi không nói.
Lập quẻ Chủ: Thượng quái / trên Hạ quái.
- Quái Thượng: Ông già ứng với quẻ Càn ☰ Quẻ Càn: số 1
- Quái Hạ: Phương đi đến là Tốn ☴Quẻ Tốn: số 5.
Ta lập được quẻ Chủ là: Thiên Phong Cấu.
☰ Thượng quái
☴ Hạ quái
Lập quẻ Biến
Số quẻ Thượng (Càn) 1+ Số quẻ Hạ (Tốn) 5+ Giờ Mão 4= 10/6= 1 dư 4.
Vậy số dư là 4, nên quẻ Chủ Thiên Phong Cấu động hào 4 là hào thuộc dương động biến sang âm của quẻ Biến, ta lập được quẻ Biến Thuần Tốn.
Quẻ Chủ Quẻ Biến
Thiên Phong Cấu Thuần Tốn
☰ ☴
☴ ☴
Lập quẻ Hỗ
Theo nguyên tắc trên ta có quẻ Chủ và quẻ Hỗ như sau:
Quẻ Chủ Quẻ Hỗ
Thiên Phong Cấu Thuần Càn
☱ ☰
☴ ☰
- Lần lượt các quẻ là: Quẻ Chủ Quẻ Hỗ Quẻ Biến
Thiên Phong Cấu Thuần Càn Thuần Tốn
☰ ☰ ☴
☴ ☰ ☴